Ngày 5.7,ườiđànôngbịđộtquỵnãodobiếnchứngtiểuđườbao moi bác sĩ CKI Nguyễn Hoàng Khương (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết, kết quả chụp chiếu ghi nhận đột quỵ não. Chỉ số HbA1c (xét nghiệm đánh giá lượng đường trong máu trong 2-3 tháng qua) gần 11%, cao gần gấp đôi người bình thường. Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ não do biến chứng tiểu đường.
Theo bác sĩ Khương, đây bệnh nhân thứ 2 bị đột quỵ do biến chứng tiểu đường được bệnh viện tiếp nhận trong vòng 3 ngày qua. Trước đó, nam bệnh nhân (47 tuổi) có triệu chứng tương tự anh T., được chẩn đoán đột quỵ, tiểu đường loại 2 với đường trong máu tăng cao 200 mg/dL (người bình thường từ 70-100 mg/dL), HbA1c gần 8%. Trong tháng 6, bệnh viện cũng tiếp nhận 4-5 người dưới 50 tuổi đột quỵ kèm đường huyết tăng cao nhưng không biết mắc bệnh trước đó.
Bác sĩ CKII Trần Thùy Ngân (khoa Nội tiết - Đái tháo đường) cho biết cả hai bệnh nhân được điều trị đột quỵ não bằng thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép, hạ mỡ máu, bổ não và tiêm insulin đưa đường huyết về mức ổn định. Người bệnh được hướng dẫn chế độ ăn và vận động phù hợp khi xuất viện.
"Lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài thúc đẩy quá trình tích tụ chất béo trong động mạch, hình thành các mảng xơ vữa dẫn đến hình thành cục máu đông hoặc tắc nghẽn động mạch gây tổn thương mạch máu. Hệ thống mạch máu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh, mắt, thận, tim, não…", bác sĩ Ngân phân tích.
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn 2-4 lần so với người bình thường, nguy cơ đột quỵ cao hơn ở người trẻ mắc bệnh. Bệnh nhân đột quỵ có mức đường huyết không kiểm soát tốt có tỷ lệ tử vong cao và biến chứng sau đột quỵ nặng hơn.
"Để giảm nguy cơ đột quỵ, người bệnh còn cần kiểm soát đường huyết và duy trì lối sống lành mạnh như có chế độ ăn hợp lý, tốt nhất chỉ nên ăn 3 bữa chính, có thể ăn thêm các bữa phụ nếu thấy đói, chọn tinh bột không qua tinh chế nhiều, ăn nhiều chất xơ, giảm lượng muối ăn, uống đủ nước, hạn chế thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn", bác sĩ Ngân khuyến cáo.