Các nhà sản xuất ôtô điện Trung Quốc đang dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng tại thị trường châu Âu,ÔtôđiệnTrungQuốcdầnđượcưachuộngởchâuÂ1xbet thách thức các thương hiệu nội địa. Tuy doanh số bán hàng tổng hợp của các công ty Trung Quốc nêu trên chỉ là một phần nhỏ trong số 9,2 triệu xe được bán ở châu Âu mỗi năm, họ đã "ngấu nghiến" một phần thị trường xe điện nhỏ hơn với tốc độ đáng kinh ngạc. Theo nhà phân tích ôtô Matthias Schmidt, các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 3% thị trường ôtô của Tây Âu, nhưng lại chiếm 8,4% thị trường xe điện, tăng từ mức 6,2% của năm ngoái.
Bên cạnh đó, các công ty ôtô chọn Trung Quốc là nơi để sản xuất xe điện. Trong năm nay Trung Quốc đã xuất khẩu 164.300 chiếc xe điện sang châu Âu, bao gồm cả SUV iX3 của BMW được sản xuất ở phía đông bắc Thẩm Dương, Model 3 và Y của Tesla được sản xuất tại Thượng Hải. Điều đó có nghĩa cứ năm chiếc xe điện bán ra ở châu Âu thì có một chiếc là nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mối đe dọa về cạnh tranh đã thúc đẩy Liên minh châu Âu mở cuộc điều tra về sự hỗ trợ của Trung Quốc cho ngành công nghiệp xe điện của nước này. Điều đó làm tăng thêm căng thẳng liên quan đến công nghệ giữa phương Tây và Trung Quốc, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của châu Âu và là thị trường ôtô lớn nhất thế giới.
Schmidt cho biết, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có hứng thú với châu Âu vì thuế nhập khẩu ôtô chỉ là 10%, so với mức 27,5% ở Mỹ. Châu Âu là thị trường pin xe điện lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc.
Những người mua ôtô ở châu Âu dần chuộng các xe điện Trung Quốc vì giá thành rẻ, thiết kế ưa nhìn, trong khi vẫn tích hợp nhiều tính năng. Mức giá thấp là một ưu điểm lớn của xe điện Trung Quốc tại thị trường này, khi người dân đang phải chật vật với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao.
Xe điện Trung Quốc trong những năm gần đây phát triển mạnh ở châu Âu. MG – thuộc sở hữu của SAIC Motor, nhà sản xuất ôtô lớn nhất Trung Quốc – là công ty xe điện Trung Quốc lớn nhất tại thị trường châu Âu. BYD, được hỗ trợ bởi nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett, cũng đang tăng trưởng nhanh chóng. Ngoài ra còn có Geely, công ty sở hữu Volvo và một loạt các thương hiệu xe điện bao gồm Polestar, Lynk & Co. Các startup xe điện Trung Quốc nhỏ hơn như NIO hay Xpeng cũng xuất hiện tại đây.
Để đối đầu với làn sóng xe điện từ Trung Quốc, các nhà sản xuất tại lục địa già đang triển khai nhiều mẫu xe điện mới để tăng tính cạnh tranh. Stellantis, tập đoàn sở hữu các thương hiệu Peugeot, Citroen (Pháp), Alfa Romeo, Fiat (Italy), mới đây cho ra mắt mẫu xe điện giá rẻ Citroen e-C3 nhằm cạnh tranh với các đối thủ đến từ Trung Quốc.
Tân Phan(theo Star Herald)