Vleague

Một môn học hấp dẫnNgày xưa, thời phổ thô xskg

【xskg】Môn địa lý: Hay dở tùy người dạy

Một môn học hấp dẫn

Ngày xưa,ônđịalýHaydởtùyngườidạxskg thời phổ thông, chúng tôi học môn địa lý từ cấp 2. Môn học này ở cấp 3 nếu giáo viên dạy hay thì đặc biệt hấp dẫn. 

Kiến thức địa lý không chỉ giúp học sinh hiểu về đất nước mình mà còn có cơ hội hiểu biết thế giới. Ngày xưa ấy, tầm hiểu biết toàn cầu không rộng rãi như bây giờ nên học sinh muốn qua môn học ở trường mà tiếp cận với thế giới.

Tôi còn nhớ, hồi học lớp 6 ở Trường học sinh miền Nam, giáo viên địa lý đã đưa ra một bài tập về nhà liên quan đến địa lý thế giới. Học sinh về nhà làm trong vòng một tuần rồi nộp lại cho thầy chấm điểm.

Đề bài rất rộng, rất thoải mái cho học sinh tưởng tượng, thu nhận và thể hiện kiến thức về địa lý thế giới của cá nhân mình. Đề bài yêu cầu như sau: "Em hãy viết về một chuyến đi bằng bất cứ phương tiện giao thông gì tới các vùng địa lý trên thế giới, và kể lại chuyến đi ấy". 

Hay dở môn địa lý tùy người dạy - Ảnh 1.

Môn địa lý đặc biệt hấp dẫn nếu giáo viên dạy hay

TNO

Học sinh chúng tôi tha hồ tưởng tượng và tích hợp những kiến thức địa lý thế giới mà mình học được, thể hiện bằng văn phong đậm chất "du lịch phượt" như bây giờ các bạn trẻ thường thể hiện sau mỗi chuyến đi phượt. Mà đây là "phượt toàn thế giới", dĩ nhiên là bằng tưởng tượng.

Người thầy là nhân tố quan trọng 

Theo tôi, sự sáng tạo của thầy giáo khi ra đề bài kiểm tra địa lý khiến môn học này trở nên đặc biệt hấp dẫn.

Ở Trường THPT Chu Văn An ( Hà Nội), chúng tôi được học môn địa lý với thầy Sửu. Thầy là  giáo viên lưu dụng dạy môn địa lý ở trường Chu Văn An từ thời Hà Nội còn bị tạm chiếm bởi thực dân Pháp.Thầy có kiến thức rất rộng và dạy môn này rất lôi cuốn. Suốt tiết học địa lý, thầy Sửu luôn phát triển bài học bằng những kiến thức "ngoài sách giáo khoa" và những kiến thức "bổ sung" ấy lại khiến học sinh chúng tôi hết sức thích thú. 

Hay dở môn địa lý tùy người dạy - Ảnh 2.

Sách giáo khoa môn tích hợp khoa học tự nhiên, môn lịch sử và địa lý lớp 8

THANH VÂN

Khi dạy về địa lý châu Mỹ, về người nô lệ da đen, về sông Mississippi, thầy Sửu đã hát bằng tiếng Anh cho học sinh chúng tôi nghe một bài hát theo điệu blues của những người nô lệ da đen kéo thuyền trên sông Mississippi. Bài hát hay và buồn đến nỗi những thế hệ học sinh được học môn địa lý từ thầy Sửu đều nhớ gần như suốt đời mình bài học này. 

Hồi đó, chúng tôi không được học, không biết tiếng Anh, nhưng bài hát mà thầy Sửu hát cho chúng tôi nghe lại khiến chúng tôi cảm động mãi, mỗi khi nhắc đến môn địa lý.

Như vậy, sách giáo khoa không phải là tất cả, mà người thầy mới là quan trọng cho sự hấp dẫn của môn học.

Những bài học môn địa lý như thế, học sinh có thể nhớ suốt đời. Và biết đâu, trong số học sinh ấy, lại có những người sau này được truyền cảm hứng để đi sâu vào nghiên cứu địa lý hay công tác ở ngành du lịch.

Chính vì vậy, tích hợp địa lý với lịch sử là không cần thiết. Mỗi môn học đều có những mục tiêu riêng, những kiến thức riêng, và có những khả năng gây hấp dẫn riêng, làm thích thú riêng cho học sinh khi học.

Điều quan trọng là giáo viên và học sinh tiếp cận cách dạy và học hai môn này như thế nào. Thầy cô giáo dạy hay, học sinh có cảm hứng tìm hiểu về hai môn học này, rộng ra ngoài kiến thức sách giáo khoa, thì độ tích hợp kiến thức cho học sinh sẽ tăng lên rất nhiều.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap