Vleague

Nối nơi này sang nơi khác là những bờ ruộng nhỏ nhô cao hơn mặt nước. Cái ao sát nhà xưa kia do bố t aquamarine

【aquamarine】Tư duy san phẳng

Nối nơi này sang nơi khác là những bờ ruộng nhỏ nhô cao hơn mặt nước. Cái ao sát nhà xưa kia do bố tôi và các chú đào lên để lấy đất làm nền nhà,ưduysanphẳaquamarine lấy bùn non làm vách.

Đây là hình thức xây dựng truyền thống, mang tính bền vững, giảm chi phí vận chuyển, giảm phát thải. Cách làm này còn tuân theo một nguyên tắc mà tôi tạm gọi là "bảo toàn thể tích nước mặt". Nước mặt do bị nền nhà cơi cao chiếm chỗ, đã được chứa bởi cái ao cùng thể tích. Việc xây dựng nhà cửa của ông bà tôi, vì vậy, không phá vỡ sự cân bằng tự nhiên.

Bây giờ hãy cùng tôi tưởng tượng toàn bộ cánh đồng ngập nước mênh mông đó được san lấp để xây một khu dân cư. Câu hỏi đặt ra là lượng nước hiện hữu ở các cánh đồng này sẽ chứa ở đâu? Áp dụng nguyên tắc bảo toàn thể tích nước mặt, sẽ cần một cái hồ lớn hay một hệ thống kênh mương có thể tích tương đương. Tương tự, khi các con đường được đắp cao để phục vụ đi lại, những con kênh - được đào để lấy đất đắp đường - sẽ làm nhiệm vụ chứa nước. Các con kênh song song với đường được dân gian đặt tên là "kênh lộ tẻ", như Kênh Lộ Tẻ Tri Tôn, Lộ Tẻ Rạch Giá, Lộ Rẻ Rạch Sỏi...

Kênh mương, sông rạch và hồ điều tiết gọi chung là hệ thống nước mặt, được nối với sông, biển để nước thoát nhanh hơn khi ngập lụt. Từ xa xưa, những việc đơn giản như thế là một phần nhỏ của "trị thủy".

"Nhất cận thị nhị cận giang", dọc kênh đào thường là các khu dân cư sầm uất. Nước trong kênh mương và hồ điều tiết được sử dụng phục vụ tưới tiêu, làm mát khu dân cư... Hệ thống thoát nước mặt còn là cách bảo vệ thiên nhiên, là môi trường để bảo tồn và đa dạng sinh học. Hệ thống thoát nước mặt làm tăng vẻ đẹp cảnh quan. Ví dụ Hồ Xuân Hương, Hồ Thác Bà hay Hồ Dầu Tiếng là những hồ nhân tạo đẹp và nổi tiếng.

Hiện nay, mưa dù to hay nhỏ đều có thể gây ngập đô thị. Tần suất ngập ngày càng dày hơn, và sâu hơn. Đây là hệ quả của "tư duy san phẳng". Sự hài hòa thiên nhiên bị xem nhẹ. Đồng ruộng được đắp cao để phân lô; đồi được san phẳng để lấy đất đá, và trồng rau (như ở Đà Lạt); kênh rạch tự nhiên bị lấp đi để tăng diện tích nền; các hồ tự nhiên bị thu hẹp; rừng bị hạ; cây cối thảm thực vật bị phá hủy thay bằng sàn bêtông.

Cách trị thủy truyền thống không được chú trọng. Người thiết kế chủ yếu dựa vào hệ thống cống ngầm kết hợp với tư duy "Sơn Tinh" để chống ngập. Theo cách tiếp cận này, code san nền được quy định cao hơn mực nước cao nhất (ví dụ là 0,5 m), với hy vọng nước mặt sẽ chảy đi các nơi khác thấp hơn. Đây là tư duy cục bộ, không quan tâm đến các khu vực lân cận. Trong tương lai các khu thấp sẽ lại được đắp cao hơn để chống ngập. Có những con đường được cải tạo với vai đường cao đến trần nhà dân hai bên. Nước lại chảy sang chỗ thấp hơn. Một vòng luẩn quẩn, ngập càng nặng hơn.

Hiệu quả thoát nước của hệ thống cống ngầm trong điều kiện Việt Nam được nhìn nhận rộng rãi là khá hạn chế. Với tỷ lệ bêtông hóa cao, tốc độ tập trung nước tại các con đường nội thành trở nên quá nhanh so với khả năng tiêu nước của hệ thống cống. Tốc độ thoát nước chậm do nhiều nguyên nhân như đường kính cống khá nhỏ so với lưu lượng nước, cống nghẹt, máng thu nước tại hố ga bị rác phủ, độ dốc thủy lực hiệu dụng của cống nhỏ, do địa hình bằng phẳng và chiều dài cống lớn.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tốc độ thoát nước của cống có thể kể đến: mực nước sông tại các cửa cống cao, rừng đầu nguồn bị phá ở miền Trung dẫn đến thời gian tập trung nước quá nhanh ở các vùng lân cận, hoặc thủy điện xả lũ... Ngoài ra còn các yếu tố bất lợi như mưa lớn kèm thủy triều dâng cao.

Ngập lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, và nền kinh tế. Giả sử mỗi người lao động mất trung bình một giờ mỗi ngày vì ngập lụt, tính chỉ cho 30 ngày ngập/năm ở TP HCM thì thiệt hại sẽ là 1% GDP của TP HCM mỗi năm.

Đề cập đến việc này để thấy cái giá phải trả rất đắt, nếu xem nhẹ chống ngập. Vì vậy, cần có các quy định chặt chẽ hơn trong thiết kế, thẩm định, và nghiệm thu hạ tầng đô thị. Cách trị thủy truyền thống cần được áp dụng. Theo đó, kênh rạch ao hồ là những bộ phận bắt buộc phải có của một khu đô thị. Các dự án mới phải có đủ hệ thống nước mặt để tự thân chống ngập cho toàn bộ diện tích dự án.

Đối với các thành phố lớn chịu ảnh hưởng nặng nề của ngập lụt như TP HCM, cần quy hoạch lại toàn bộ hệ thống "sông nước Sài Gòn" với quy mô và tầm nhìn dài hạn. Phương châm là tăng tỷ lệ diện tích nước mặt lên cao nhất. Tìm các vị trí thích hợp để đào mới các hồ điều tiết, kênh rạch tại TP HCM cần được cải tạo, với tiết diện ngang rộng và sâu nhất có thể và mái dốc đứng.

Tôi nghĩ nếu cần thiết có thể khôi phục các con kênh cũ đã bị lấp đi trong quá khứ như bài học ở Hàn Quốc, Tây Ban Nha... hoặc xây thêm các con sông ngầm. Khi hệ thống sông rạch đủ dày sẽ cho phép bố trí các "cống ngang" nối hệ thống hố ga với với kênh rạch gần nhất để thoát nước cho các khu vực lân cận. Ưu điểm của "cống ngang" là chiều dài thoát nước ngắn hơn rất nhiều so với cống dọc, và độ dốc thủy lực cũng cao hơn. Song song đó là việc cải tạo, duy tu, và nâng cấp hệ thống cống rãnh hiện hữu, gắn liền với các mục tiêu khác như phát triển kinh tế sông nước và tạo dựng các không gian văn hoá, cơ sở tôn giáo, bảo vệ di sản ven sông.

Tình hình ngập nghiêm trọng hiện nay không thể nào giải quyết lập tức. Nhưng nếu không có quy hoạch lớn và tầm nhìn dài hạn, vấn đề sẽ ngày một bế tắc, bài toán sẽ trở nên khó giải hơn.

Bùi Mẫn

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap