1. Đầu tiên,ếtkiệmđiệnthànhthóiquentácđộngđếnmọinhàxổ số miền bắc hôm quả ở góc độ là người tham gia kể lại câu chuyện tiết kiệm điện, cụ thể ra làm sao, kinh nghiệm thế nào để đạt đến hiệu quả cao nhất là người dân bình thường, chứ không phải là những chuyên gia am tường về điện, những kỹ sư có chuyên môn. Đã thế, cuộc thi lại có cả phần chấm điểm văn phong nữa, ý muốn của ban tổ chức là phải diễn đạt có lớp lang, có sức hấp dẫn, thuyết phục người đọc, thế nhưng ở đây lại không hẳn là các nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp.
Tất cả những điều này, bước đầu cho thấy đây chỉ là một sân chơi "nhỏ" có tính nghiệp dư. Thế nhưng chính điều "nhỏ" ấy, ta lại thấy đây là một cuộc thi đạt đến tầm vóc "lớn". Rằng, một khi bàn về điện, nói về tiết kiệm điện thì không ai có thể đứng ngoài cuộc. Do đó, bản thân của cuộc thi đã có sức lan tỏa, tác động đến mọi nhà.
Nói như thế không phải võ đoán, chỉ xin nêu con số cụ thể: Chỉ trong thời gian ngắn phát động nhưng đã có đến 523 bài dự thi của bạn đọc cả nước. Ban tổ chức đã chọn ra 126 bài chất lượng cao để in báo giấy và báo điện tử; sau đó chỉ chọn lấy 60 bài "đỉnh nhất" đưa vào chung khảo. Chi tiết thú vị này đã cho thấy đã có một cuộc sàng lọc hết sức "quyết liệt" và chu đáo.
Sở dĩ như thế, vì hơn ai hết bản thân mỗi chúng ta dù có dự thi hay không cũng rất cần biết các cách tiết kiệm đó đặng áp dụng cho chính nhà mình, công sở mình. Thấu rõ sự tác động này, do đó, ban giám khảo đứng trước "áp lực" phải "cầm cân nảy mực" bằng tất cả trách nhiệm, chứ không qua loa, hời hợt vì các bài dự thi còn là "cẩm nang" cho nhiều người cùng tham khảo nữa.
Điều khiến ban tổ chức vô cùng xúc động là cụ bà Lê Thị Túy Liễu (năm nay đã 86 tuổi, ở Viện dưỡng lão Thị Nghè) bị gãy cổ tay phải, bàn tay tê bì nhưng dù tuổi cao sức yếu vẫn cặm cụi ngồi viết tay gửi bài dự thi. Bà chia sẻ: "Xem Báo Thanh Niênthấy tin về cuộc thi tôi quá vui y như thời học sinh đi thi gặp "bài tủ" vậy. Trong viện dưỡng lão thì điện có thể dùng thoải mái nhưng không vì vậy mà tôi từ bỏ thói quen tiết kiệm". Và với những kinh nghiệm tiết kiệm điện của mình, cụ bà Túy Liễu đã trở thành tấm gương truyền cảm hứng tiết kiệm điện đến với mọi người và được ban tổ chức quyết định tặng thêm giải thưởng này ở cuộc thi.
2. Người ta thường bảo: "Cây mỗi hoa, nhà mỗi cảnh", vậy nên cách tiết kiệm điện như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, công ăn việc làm, điều kiện kinh tế… Do đó, bất kỳ ai cũng có thể tiết kiệm điện theo cách của mình, muốn như thế, ngoài vấn đề… tiền điện (tất nhiên), còn là một ý thức lớn hơn khi hướng đến lợi ích chung của cộng đồng. Trong bài viết của mình, bạn Lưu Đình Long cho biết hết sức tâm đắc suy nghĩ của thạc sĩ Lê Trường An: "Không chỉ năng lượng điện mà trong các sinh hoạt, nếu chúng ta tiết kiệm điện, sẽ đỡ gánh nặng tài chính cho mình và giảm áp lực lên môi trường, lại có thêm điều kiện chia sẻ với người khác".
Vậy, tiết kiệm điện như thế nào trong mỗi nhà?
"Các thiết bị không dùng nên rút dây, không chỉ tiết kiệm điện mà còn đề phòng vật dụng hao mòn và cháy nổ. Điện là nhu cầu thiết yếu nhưng vẫn luôn có những sự cố do bất cẩn của người dùng" (Vân Nhiên); "Khi nấu thức ăn gần chín, có thể tắt bếp điện từ, lò nướng và lò vi sóng sớm trước vài phút. Bởi lẽ lượng hơi nóng còn lại từ những thiết bị trên đủ để làm chín hoàn toàn thức ăn, điều này giúp thức ăn không bị chín quá mà lại tiết kiệm điện năng hiệu quả" (Hạnh Phúc); "Các thiết bị điện trong nhà cũng liên tục được bảo dưỡng, lau chùi vì góp phần làm giảm tiêu thụ điện như quạt cây hay máy điều hòa" (Đinh Thành Trung)…
Ngoài ra còn có thêm nhiều ý kiến khác. Bên cạnh đó, dù không nói cụ thể về điện nhưng cũng là một cách tiết kiệm điện, như không ít bạn hướng đến là tận dụng không gian của thiên nhiên, đem ánh sáng ngoài trời vào trong nhà; hoặc lập nhóm bạn chung chia sẻ kinh nghiệm cho nhau…; hoặc có thể đó là sử dụng năng lượng mặt trời, bóng đèn tiết kiệm điện…
Rồi chúng ta cũng ngạc nhiên khi biết đến "chuyện lạ đời" như ở phim trường, sàn diễn, đèn công cộng ngoài đường phố cũng có cách tiết kiệm điện. Trong tập sách này đã mở ra nhiều câu chuyện cụ thể rất lý thú.
3. Khi cầm tập sách này trên tay, có thể ai đó bảo rằng, những kinh nghiệm, chia sẻ này không gì mới vì ai ai cũng biết. Tôi hoàn toàn đồng ý. Thế nhưng để tất cả những hiểu biết ấy trở thành thói quen, như "phản xạ tự nhiên" của ý thức là điều không bao giờ cũ và luôn có tính thiết thực.
Không ít bài viết cho biết sở dĩ trở thành thói quen do học từ ba mẹ, từ các thành viên trong gia đình. Mọi người cùng làm và nhắc nhở cùng nhau. Đáng yêu thay, có nhà còn… làm thơ để "tuyên truyền" cho dễ nhớ:"Ve vẻ vè ve/Cái vè tiết kiệm/Khi không dùng điện/Nhớ phải tắt đi/Dùng nước mỗi khi/Em đừng lãng phí/Nhắc mẹ chú ý/Nấu nướng hằng ngày/Khóa bình gas ngay/Sau khi nấu chín/Thay vì dùng điện/Dùng nhiệt mặt trời/Sức gió bạn ơi/Vô cùng quý giá/Nếu như tất cả/Góp sức chung tay/Tiết kiệm dựng xây/Đẹp tươi thế giới/Ve vẻ vè ve..."(Nguyễn Huyền).
Trong cơ quan, công sở cũng thế thôi. Tôi nhớ hôm phát động cuộc thi này tại hội trường EVNHCMC, khi nghệ sĩ Minh Nhí chia sẻ cách tiết kiệm điện thì cả khán phòng đã vỗ tay rần rần: "Mình có phòng giám đốc ngon lành lắm, thiết bị hiện đại nhưng nếu tới sân khấu những ngày nắng nóng như mới đây, thì anh chị thường thấy Minh Nhí ngồi dưới sảnh uống trà đá không hà. Mọi người hay thắc mắc lắm.
Mình trả lời: "Ngồi ở ngoài cho thấy được học trò mình đi ra đi vô hướng dẫn cho các em nhưng thực ra, chính là để... khỏi mở máy lạnh. Mình muốn làm gương cho các em về tiết kiệm điện".
Rõ ràng, sự gương mẫu của từng cá nhân đứng đầu cơ quan, công sở còn góp phần đóng vai trò có tính quyết định.
4. Nhìn chung với chất lượng các bài viết dự thi trong Tiết kiệm điện thành thói quen, chúng ta có quyền tin rằng đây cũng một "cẩm nang" hết sức cần thiết cho mọi người. Dù đã ít nhiều biết đến cách tiết kiệm điện qua các thiết bị cụ thể về điện, kể cả "Tắt khi không sử dụng", thì đây còn là lúc nhắc nhở chúng ta luôn nhớ về và thực hành một thói quen tốt.
Ý nghĩa "lớn" thông qua cuộc thi này, còn chính là đây.