Vleague

Không chỉ học sinh giỏi mới được tuyên dư&# banthang

【banthang】Hành trình dạy học hạnh phúc của thầy giáo trẻ ở vùng khó khăn

Không chỉ học sinh giỏi mới được tuyên dương

Ghé vào lớp 4/1 Trường tiểu học Tân Mỹ B (xã Tân Mỹ,ànhtrìnhdạyhọchạnhphúccủathầygiáotrẻởvùngkhókhăbanthang H.Trà Ôn, Vĩnh Long), chúng tôi được chứng kiến một giờ học hạnh phúc của cả thầy và trò. Sau giờ học, bắt chuyện với cậu học trò rất năng nổ trong lớp, hỏi tên thì em chỉ tay lên bản tin lớp được treo trên tường và nói: "Dạ tên em ạ".

Hành trình dạy học hạnh phúc của thầy giáo trẻ ở vùng khó khăn - Ảnh 1.

Thầy giáo trẻ và hành trình dạy học hạnh phúc với những học trò dân tộc thiểu số ở vùng đất nhiều khó khăn của huyện Trà Ôn

NỮ VƯƠNG

Thấy tên Nguyễn Minh Đức được ghi nổi bật trên bản tin, tôi hỏi tiếp: "Phải làm được những gì thì em sẽ có tên trên này?". Cậu học trò nhanh nhảu đáp lại: "Dạ em thực hiện tốt về đoàn kết, lễ phép, cẩn thận, chăm chỉ, đúng giờ, ham học hỏi, giữ vệ sinh nên được tuyên dương. Mỗi lần được thầy ghi tên lên đây, tụi em rất thích".

Tôi hỏi Đức: "Mỗi ngày đi học em thấy vui không?", cậu học trò liền nói: "Dạ vui lắm. Ngày nào em cũng thích được đến trường, nhất là học với thầy Thứ. Mỗi ngày trước khi vào giờ dạy, luôn được thầy cho khởi động bằng các bài nhảy hoặc trò chơi để khỏe hơn và thoải mái rồi mới học, nên tụi em rất thích".

Sự thích thú, hứng khởi của Đức cũng như các em học sinh ở trường là kết quả của quá trình nỗ lực, sáng tạo mỗi ngày của thầy giáo Nguyễn Trọng Thứ trong giảng dạy và công tác phong trào.

Nhìn xung quanh lớp học, chúng tôi ấn tượng với cách bài trí sáng tạo. Không còn những tờ A4 nội quy khô cứng, thay vào đó là các bức tranh sinh động chuyển tải đầy đủ quy định nhưng rất cuốn hút và dễ nhớ. Kế bên nội quy lớp là vườn hoa thi đua được chia thành 4 hàng, tương đương 4 nhóm. Mỗi khi làm việc nhóm, đội nào xuất sắc sẽ được thưởng một bông góp vào vườn hoa thi đua. Cuối tuần, dựa vào số lượng bông hoa của mỗi nhóm để đánh giá và tuyên dương trong tiết sinh hoạt lớp.

Hành trình dạy học hạnh phúc của thầy giáo trẻ ở vùng khó khăn - Ảnh 2.

Trong suốt 15 năm qua, anh Thứ luôn được bao thế hệ học trò yêu mến

NỮ VƯƠNG

"Những hoạt động dù nhỏ thôi, nhưng các em có không khí và tinh thần thi đua với nhau để cố gắng. Đặc biệt, không chỉ học sinh giỏi, xuất sắc mà bạn nào dù học lực chưa giỏi nhưng có sự cố gắng thì vẫn được tuyên dương. Có những em mặc dù học chưa tốt nhưng có sự cố gắng ở các mặt khác, như tuần rồi học sinh đó bị nhắc nhở thường xuyên đi học không đúng giờ, nhưng đã khắc phục tốt ở tuần này thì mình vẫn tuyên dương trước lớp. Khi thấy bản thân được thầy khen, các em có tinh thần, động lực, vì thế mà tiến bộ hơn rất nhiều", thầy Thứ chia sẻ.

Thầy Thứ tâm sự thêm: "Mình thường hay nói với học sinh: "Các em ơi, hôm nay có muốn đi học mà mang tâm trạng bị thầy la rầy, hay các em muốn lúc nào cũng cười?", thì tất cả đều đồng thanh: Dạ, cười chứ thầy. Chính vì thế, mình luôn tạo tiếng cười, sự hứng khởi cho các em trước và trong tiết học. Như khi vào lớp, mình cho khởi động bằng 1 bài nhảy nhẹ, các em cười lên sảng khoái thì đảm bảo ngày hôm đó học sẽ rất tốt".

Những cách bài trí và phương pháp dạy sáng tạo của thầy Thứ sau khi thực hiện có hiệu quả tại lớp đã được ban giám hiệu đồng ý để áp dụng trong toàn trường.

Hạnh phúc vì học trò trưởng thành mỗi ngày

Năm 2008, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục THCS của Trường CĐ Sư phạm Vĩnh Long, thầy Thứ xin việc về huyện Trà Ôn. "Thời điểm đó ở huyện đã đủ chỉ tiêu cho khối THCS, chỉ còn bậc tiểu học nhưng là làm Tổng phụ trách Đội ở Trường tiểu học Tân Mỹ B. Lúc đó mình phân vân lắm, vì đây là một trường vùng sâu, điều kiện vô cùng khó khăn, học sinh đều là người dân tộc thiểu số. Nhưng sau thời gian suy nghĩ, mình quyết định nhận công tác về trường", thầy Thứ nhớ lại.

Hành trình dạy học hạnh phúc của thầy giáo trẻ ở vùng khó khăn - Ảnh 2.

Đoàn công tác của chương trình Chia sẻ cùng thầy cô về Trường tiểu học Tân Mỹ B tặng quà và động viên những thầy cô giáo trẻ tâm huyết như thầy Nguyễn Trọng Thứ

NỮ VƯƠNG

Vì là người địa phương, lớn lên với cuộc sống người dân tộc thiểu số Khmer nên thầy Thứ hiểu được những khó khăn của học sinh nơi đây. Khi nhận nhiệm vụ là Tổng phụ trách Đội, thầy Thứ rất chú trọng đến việc vận động hỗ trợ để giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng; tổ chức các phong trào hoạt động ngoại khóa giúp trẻ em dân tộc thiểu số được vui chơi, trải nghiệm và rèn luyện kỹ năng để trưởng thành một cách toàn diện.

"Nhiều hoạt động đối với học sinh thành phố thì rất quen thuộc, nhưng với những đứa trẻ ở đây, là điều gì đó xa xỉ. Các em suốt ngày chỉ ở nhà với ông bà, thiếu vắng sự quan tâm, yêu thương của ba mẹ; cuộc sống khó khăn nên nhiều em còn phải mưu sinh từ nhỏ. Mình rất thấu hiểu và luôn muốn sáng tạo, học hỏi nhiều cái hay để về tổ chức cho các em được rèn luyện, trải nghiệm", thầy giáo trẻ tâm sự.

Thầy Thứ cho biết trước đây cứ nhắc đến Liên đội Trường tiểu học Tân Mỹ B, nhiều người đều nghĩ là liên đội của những học sinh dân tộc thiểu số, đi thi gì cũng không có giải. Tuy nhiên, từ ngày thầy Thứ về làm Tổng phụ trách Đội, nhiều người nghe đến liên đội của trường là nể phục.

Cô Nguyễn Ngọc Thúy, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Mỹ B, nhìn nhận: "Thầy Thứ là giáo viên trẻ và rất năng nổ, là Tổng phụ trách Đội giỏi không chỉ ở trường mà còn của huyện, tỉnh. Thầy đã giúp cho mặt sáng của trường được nâng lên rất nhiều. Là trường của học sinh dân tộc thiểu số nhưng những phong trào đều đạt được giải cao".

Cô Thúy cho rằng đó không phải là hành trình ngày một ngày hai mà có được, vì đặc thù học sinh ở đây trình độ chênh lệch, để hướng dẫn hay luyện tập cho các em cũng phải mất mấy tháng liền, nên thầy Thứ đã phải rất cố gắng và kiên trì.

Hành trình dạy học hạnh phúc của thầy giáo trẻ ở vùng khó khăn - Ảnh 4.

Điều hạnh phúc nhất với thầy Thứ là nhìn thấy học trò trưởng thành mỗi ngày

NỮ VƯƠNG

Anh Đinh Văn Giàu, Phó bí thư Huyện đoàn Trà Ôn, cũng khẳng định: "Trong đội ngũ tổng phụ trách Đội của Hội đồng Đội huyện thì anh Thứ hoạt động rất năng nổ, năng lực chuyên môn cao và có thể tập huấn lại cho các tổng phụ trách Đội khác. Anh có rất nhiều sáng tạo và đã đưa công tác Đội của trường gặt hái được những thành tích đáng ngưỡng mộ".

Hiện tại, anh Thứ làm song song cả việc đứng lớp và Tổng phụ trách Đội. Công việc nhiều và vất vả hơn nhưng thầy giáo trẻ không hề thấy áp lực; trái lại với anh, mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc.

"Điều hạnh phúc nhất là mình được gắn bó với một ngôi trường mà đến giờ đã 15 năm, nhìn thấy học trò trưởng thành, nhiều em vượt qua được khó khăn để theo đuổi sự học và thành công. Ở ngôi trường này, dù là vùng nhiều khó khăn nhưng luôn có sự tôn trọng của học trò, đồng nghiệp lúc nào cũng hỗ trợ và chia sẻ, nên khi làm việc mình không thấy áp lực", thầy Thứ chia sẻ và cho biết cũng chính những sự sẻ chia và đồng hành của các đơn vị, tổ chức như chương trình Chia sẻ cùng thầy cô về với vùng quê xa xôi như thế này là nguồn động viên rất lớn để những người thầy như anh có thể vững tình yêu với nghề.

Anh Thứ được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có thành tích trong công tác giáo dục và đào tạo từ năm học 2013 - 2014 đến năm học 2017 - 2018; nhận danh hiệu "Viên phấn vàng" năm học 2022 - 2023 của Sở GD-ĐT Vĩnh Long... Anh Thứ cũng là một trong những thầy, cô giáo được tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2023 do Bộ GD-ĐT, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Hành trình dạy học hạnh phúc của thầy giáo trẻ ở vùng khó khăn - Ảnh 3.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap