Vleague

Ông N.T.Đ (ở thôn 7, xã Ngọc Wang) cho hay, thời gian qua cách làm trà đào

【cách làm trà đào】Kon Tum: Trang trại nuôi heo gây ô nhiễm môi trường

Ông N.T.Đ (ở thôn 7,ạinuôiheogâyônhiễmmôitrườcách làm trà đào xã Ngọc Wang) cho hay, thời gian qua gia đình ông không thể chịu được tình trạng ô nhiễm môi trường mà trại heo tại thôn 5 gây ra. Theo đó, gia đình ông có rẫy cà phê gần khu vực trại heo. Mỗi lần đến canh tác gia đình ông đều phải làm việc trong mùi hôi thối từ trại heo bốc ra. Hơn nữa, nước thải từ trại heo còn chảy xuống con suối gần đó, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Kon Tum: Trang trại nuôi 4.800 con heo gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 1.

Bạt phủ bể biogas tại trang trại heo bị rách khiến chất thải tràn ra ngoài bốc mùi hôi thối

ĐỨC NHẬT

Theo tìm hiểu của phóng viên, trại chăn nuôi heo trên do ông Nguyễn Đức Thấn làm chủ. Trang trại này được UBND H.Đăk Hà đồng ý chủ trương đầu tư vào năm 2020 và được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. 

Trại heo có diện tích 1,8 ha với quy mô 4.800 con/năm. Chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi khoảng 9,6 tấn/ngày, đêm, thành phần chủ yếu là phân heo; bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, sau khi ép khoảng 21 m3/tháng.

Theo ông Ngô Tấn Khoa, Chủ tịch UBND xã Ngọc Wang, tháng 4.2023 sau khi tiếp nhận phản ánh của người dân, cán bộ xã đã đến trang trại heo này để kiểm tra. Nguyên nhân được xác định là do đường ống nước thải của trang trại này bị vỡ, bạt phủ hầm biogas chính bị rách, chất thải từ trang trại chảy ra vườn cao su bên cạnh. UBND xã đã yêu cầu chủ trang trại cam kết, khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Kon Tum: Trang trại nuôi 4.800 con heo gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 2.

Bể chứa nước thải thứ hai của trang trại không được lót bạt chống thấm

ĐỨC NHẬT

Tuy nhiên, sau hơn 7 tháng cam kết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, đến nay chủ trại chăn nuôi mới khắc phục được việc chất thải tràn ra rẫy cao su và cà phê của người dân, còn sự cố bạt phủ hầm biogas chính bị rách vẫn chưa được khắc phục.

Sẽ khắc phục sự cố ô nhiễm trước ngày 11.1.2024

Theo ghi nhận của phóng viên, trang trại này có 2 bể chứa nước thải. Tại bể thứ nhất được phủ một lớp bạt màu đen, nước thải theo phần bị rách tràn lên bề mặt. Tại bể thứ 2, nước thải chảy trực tiếp ra môi trường và không có bạt phủ, lót. Ngoài ra, tại bể nước thải thứ 2 có một đường ống dẫn nước thải ra vườn cao su gần đó.

Kon Tum: Trang trại nuôi 4.800 con heo gây ô nhiễm môi trường - Ảnh 3.

Nước thải theo đường ống chảy từ bể chứa nước thải của trang trại ra môi trường

ĐỨC NHẬT

Ông Đặng Ngọc Tiến, Trưởng phòng TN-MT H.Đăk Hà cho biết, qua kiểm tra hiện trạng, trại heo có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, bạt phủ bể biogas của hệ thống xử lý nước thải, chất thải bị rách khiến nước thải thấm trực tiếp ra ngoài môi trường, gây mùi hôi thối.

Theo trình bày của chủ trại heo, do đang trong quá trình chăn nuôi, chưa xuất hết các lứa heo nên cơ sở chưa khắc phục được sự cố hỏng bể biogas. Đồng thời, cơ sở cam kết trong thời gian 3 tháng, sau khi xuất hết lứa heo, sẽ khắc phục sự cố ô nhiễm trước ngày 11.1.2024.

Trước sự việc trên, UBND H.Đăk Hà đã ban hành văn bản yêu cầu hộ kinh doanh khẩn trương khắc phục sự cố hỏng bể biogas và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, chất thải theo quy trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo nội dung cam kết. Quá thời gian cam kết, cơ sở chưa thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo quy định, UBND huyện sẽ chỉ đạo xử lý theo quy định pháp luật.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap