TheườitrẻHànQuốctrầmcảbảng điểm bóng đáo dữ liệu mới công bố của Cơ quan Bảo hiểm y tế quốc gia Hàn Quốc, tỷ lệ người trầm cảm trong toàn dân số năm 2022 đã tăng 32,9% so với năm 2018. Những người trong độ tuổi 20 chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là người trong độ tuổi 30 và trong độ tuổi 60. Số người được chẩn đoán trầm cảm trong độ tuổi 20 tăng gần gấp đôi năm 2018.
Vấn đề dường như nghiêm trọng hơn với nữ giới khi tỷ lệ nữ thanh niên trong độ tuổi 20 bị trầm cảm tăng 110%.
Trên mạng xã hội Blind, nền tảng của cộng đồng công sở ẩn danh lan truyền câu chuyện của một thanh niên ngoài 20 tuổi, làm việc cho hãng công nghệ đình đám thế giới đã quyết định xin nghỉ việc năm ngoái. Anh đưa ra lựa chọn sau hai tháng vật lộn với trầm cảm. Chính mẹ là người đã thuyết phục anh bỏ việc.
"Sau khi biết bệnh tình của tôi, mẹ bảo tôi hãy nghỉ. Bà nói không muốn đánh mất con trai", người này nói. Anh cho biết đã nhiều lần nghĩ đến cái chết, ngay cả khi đang ngồi trong văn phòng tại Seoul bởi gặp nhiều áp lực cả về công việc lẫn mối quan hệ cá nhân.
Các chuyên gia cho biết có nhiều lý do dẫn đến xu hướng này như khủng hoảng thất nghiệp, chênh lệch giàu nghèo, căng thẳng quá mức.
Kwak Geum Joo, giáo sư tâm lý học Đại học quốc gia Seoul, nói khác với thanh thiếu tại các nước phương Tây thường có trải nghiệm đa dạng và sống độc lập với bố mẹ càng sớm càng tốt, nhiều thanh thiếu niên Hàn Quốc vẫn sống dưới sự kiểm soát của phụ huynh cho đến khi tốt nghiệp cấp 3. Sau đó, họ đột ngột trở thành người lớn khi tâm lý chưa sẵn sàng. Chính vì vậy, người trẻ Hàn Quốc dễ rơi vào tuyệt vọng khi gặp khó khăn tại trường đại học hay nơi làm việc.
Theo chuyên gia, suy thoái kinh tế và dịch bệnh Covid-19 càng làm những vấn đề của người trẻ thêm trầm trọng, nhất là khi các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, nhân viên phải nghỉ không lương. Kể cả khi được làm việc trở lại, họ vật lộn với cạnh tranh khốc liệt và nỗi bất an về tương lai.
Nhiều cô gái 20 tuổi vẫn còn đang học trung học hoặc mới vào đại học khi dịch bệnh bùng phát nên tất cả tương tác đều diễn ra trên mạng. Vào thời điểm cần tạo lập mối quan hệ nhất, họ lại bị nhốt trong bốn bức tường và chỉ kết bạn qua mạng xã hội, không tránh khỏi áp lực đồng trang lứa.
Trầm cảm đôi khi được xem là thứ bất kỳ ai cũng có thể gặp phải trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Dù vậy, điều đó không đồng nghĩa nó là căn bệnh nhẹ có thể chữa khỏi mà không cần đến bệnh viện, giáo sư Kwak giải thích. "Hầu hết những người được chẩn đoán trầm cảm có xu hướng muốn giấu bệnh thay vì được điều trị càng sớm càng tốt để trở lại cuộc sống bình thường".
Ông Kwak cho rằng doanh nghiệp và chính phủ nên đồng hành để thay đổi bầu không khí xã hội và khuyến khích mọi người thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện các bệnh tâm lý ở giai đoạn đầu.
Park Jin Kyung, giáo sư tâm thần - thần kinh học của Đại học Y khoa Kyung Hee, nói những ai cảm thấy lo lắng và bị làm phiền vì mọi thứ xung quanh, trải qua nhiều ngày trong trạng thái chán nản hoặc có vấn đề giữa các cá nhân, nên đi khám.
Một điểm tích cực là ngày càng nhiều người tìm trợ giúp hơn. Trước đây, họ e ngại điều trị vấn đề tâm lý vì định kiến xã hội, song hiện tại, nhiều người trẻ - đặc biệt là phụ nữ - đã tìm đến chuyên gia. Theo giáo sư Jon Duk In ở trường Đại học Y Hallym, từ năm 2018 đến năm 2020, phụ nữ trong độ tuổi 60 chiếm tỷ lệnh bệnh nhân lớn nhất, còn các cô gái trẻ cũng sẵn sàng khám bệnh ngay lập tức.
Huy Phương(Theo Korea Times, Chosun Ilbo)