Vleague

Bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm vay hơn 1,066 tri& chuyển kho xưởng bình dương

【chuyển kho xưởng bình dương】Bà Trương Mỹ Lan đã rút hơn triệu tỉ đồng từ SCB bằng cách nào?

Bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm vay hơn 1,àTrươngMỹLanđãrúthơntriệutỉđồngtừSCBbằngcáchnàchuyển kho xưởng bình dương066 triệu tỉ đồng

Tại kết luận điều tra, từ ngày 1.1.2012 đến ngày 7.10.2022, Ngân hàng SCB đã cho vay, giải ngân cho 1.366 khách hàng, trong đó liên quan đến trách nhiệm của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm vay 2.527 khoản với tổng số tiền hơn 1,066 triệu tỉ đồng. Đến ngày 17.10.2022, còn 857 khách hàng vay 1.284 khoản dư nợ 677.286 tỉ đồng (gồm 483.971 tỉ đồng gốc và 193.315 tỉ đồng nợ lãi, phí, các khoản vay này thuộc nhóm 5, không có khả năng thu hồi). Dư nợ gốc các khoản vay của bà Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của 23.042 khoản vay còn dư nợ.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu cục trưởng NHNN đã nộp lại 118 tỉ đồng nhận hối lộ

Kết quả điều tra số tiền 483.971 tỉ đồng dư nợ của 1.284 khoản vay cho 875 khách hàng tại SCB cho thấy sau khi thâu tóm SCB, để rút tiền từ ngân hàng này sử dụng cho mục đích cá nhân, Trương Mỹ Lan đã thông qua các cá nhân thân tín, giữ vai trò chủ chốt tại SCB (gồm Võ Tấn Hoàng Văn, Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung…) cùng với cán bộ chủ chốt tại Vạn Thịnh Phát (Hồ Bửu Phương, Nguyễn Phương Anh…) triển khai hoạt động rút tiền của Ngân hàng SCB dưới hình thức giải ngân cho các hồ sơ vay được hợp thức (vay khống), thậm chí có những khoản vay rút tiền trước hoàn thiện hồ sơ sau. Mỗi khoản cần rút ra trong các giai đoạn đều có cách làm khác nhau và được giao cho nhóm của Vạn Thịnh Phát để dựng công ty "ma", "vẽ" ra phương án đầu tư tại các dự án, giao cho các bộ phận tính toán tài sản đảm bảo phù hợp…

Thủ đoạn vay và rút ruột tiền SCB của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm - Ảnh 1.

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc "thâu tóm" SCB

T.X

Đặc biệt trong quá trình giải ngân số tiền 483.917 tỉ đồng, tài liệu điều tra thể hiện hầu hết số tiền này được tập trung giải ngân ở 3 đơn vị thuộc hội sở (Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale, Kênh kinh doanh trực tiếp khách hàng doanh nghiệp, Hub cho vay bất động sản HCM 2. 3 đơn vị này được thành lập chủ yếu giải ngân cho khoản vay của Trương Mỹ Lan, tránh sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) và 3 chi nhánh lớn (SCB chi nhánh Sài Gòn, SCB chi nhánh Cống Quỳnh, SCB chi nhánh Bến Thành) là các chi nhánh tuân thủ mệnh lệnh của Trương Mỹ Lan và đồng phạm (chiếm 93% số tiền Ngân hàng SCB cho vay, các chi nhánh còn lại chỉ cho vay 7% đối với khách hàng thông thường). Các bộ phận liên quan gồm Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, Hội đồng kinh doanh và Đầu tư, Ủy ban kinh doanh và đầu tư, các chi nhánh, đơn vị kinh doanh chỉ ký hợp thức hồ sơ không cần họp và để đối phó thanh tra, kiểm tra, che giấu hoạt động phạm tội của mình.

Hồ sơ vay vốn của nhóm bà Trương Mỹ Lan có ký hiệu riêng

Các hồ sơ vay, giải ngân của nhóm Trương Mỹ Lan có ký kiệu, theo dõi riêng như "HSTT" (tức Hội sở tiếp thị), "Phương án, dự án" mà các đối tượng nhìn vào là hiểu cho vay công ty của Trương Mỹ Lan. Trương Mỹ Lan đã giao cho một số người phía SCB phối hợp với Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sử dụng các phương án vay vốn đã tạo lập thực hiện giải ngân, chuyển tiền vào các tài khoản của cá nhân, pháp nhân "ma" để thực hiện chuyển tiền ra khỏi hệ thống Ngân hàng SCB hoặc cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt nhằm cắt đứt dòng tiền.

Bà Trương Mỹ Lan đã rút hơn 1 triệu tỉ đồng từ SCB bằng cách nào?

Trương Mỹ Lan đã trực tiếp chỉ đạo hoặc qua các đối tượng như Nguyễn Phương Hồng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung… để chỉ đạo các đối tượng tại Ngân hàng SCB, Vạn Thịnh Phát, đơn vị thẩm định giá tài sản thực hiện các thủ đoạn như tạo lập khách hàng vay vốn khống, thuê, nhờ người đứng tên tài sản; tạo lập hồ sơ vay vốn khống; đưa tài sản đảm bảo được định giá trị, để tạo ra một bộ hồ sơ đúng như quy định nhằm che giấu, đối phó với các cơ quan thanh tra, kiểm tra, thực chất là để "rút ruột" Ngân hàng SCB.

Nhóm Vạn Thịnh Phát thành lập hàng nghìn pháp nhân, thuê, sử dụng hàng nghìn cá nhân làm đại diện pháp nhân, đứng tên cổ đông, đứng tên hồ sơ vay vốn, đứng tên tài sản bảo đảm để hợp thức rút tiền Ngân hàng SCB. Sở dĩ "kho" pháp nhân, cá nhân ngày càng lớn càng phình to ra vì phải thành lập nhiều pháp nhân, "dựng" nhiều cá nhân mới để đứng tên khoản vay thì khi kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC sẽ không có dư nợ tín dụng lớn; còn khi sử dụng cá nhân, pháp nhân cũ, khi thực hiện tra soát trên CIC sẽ thấy đứng tên các khoản vay rất lớn, không đủ điều kiện để lập hồ sơ vay vốn. Trong đó 875 khách hàng (440 cá nhân và 435 pháp nhân), hầu hết khách hàng đều trình bày chỉ đứng tên ký chứng từ, hồ sơ, không được thụ hưởng, sử dụng tiền, không biết mình có số nợ SCB rất lớn như vậy. Các cá nhân đứng tên tài sản bảo đảm đều trình bày chỉ đứng tên hộ, không phải tài sản của họ.

Ngoài ra, để rút được tiền tại Ngân hàng SCB, Trương Mỹ Lan và các đồng bọn đã dùng tài sản đảm bảo chưa đủ điều kiện pháp lý, nâng khống giá trị lên nhiều lần sử dụng vốn vay của Ngân hàng SCB. Chẳng hạn, đối với 1.284 khoản vay còn dư nợ của nhóm Trương Mỹ Lan, có 1.166 mã tài sản có giá trị sổ sách Ngân hàng SCB ghi nhận, phân bổ là 1,265 triệu tỉ đồng. Trong khi đó, Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá 726/1.166 mã tài sản có giá trị số sách phân bổ toàn bộ là 643.029 tỉ đồng thì giá trị định lại là 253.692 tỉ đồng… Hay 240 tài sản đảm bảo cho 430 khoản vay bị hoán đổi tài sản bảo đảm (trong đó có nhiều khoản vay hoán đổi nhiều lần, có tài sản đến 12 lần). Giá trị tài sản đưa vào thế chấp hơn 487.451 tỉ đồng nhưng khi hoán đổi thành 278 tài sản bảo đảm giá trị trên sổ sách còn hơn 351.948 tỉ đồng. Thời điểm ngày 30.9.2022, Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá chỉ 260/278 tài sản thì giá trị hơn 108.109 tỉ đồng.

Chiêu cũ lập công ty ma, thẩm định giá tài sản cao… 

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI, nhận định, thủ đoạn lập công ty "ma", thuê người đứng tên hồ sơ vay vốn hay thổi giá bất động sản làm tài sản đảm bảo của bà Trương Mỹ Lan để rút tiền từ ngân hàng SCB không phải là mới. 

Luật sư Trương Thanh Đức nhấn mạnh: về mặt pháp lý, các quy định hiện hành không cấm 1 cá nhân thành lập nhiều doanh nghiệp. Tương tự, một doanh nghiệp có thể mở các công ty thuộc hàng con, cháu mà cũng không bị hạn chế về số lượng. Nhưng trên thực tế không cá nhân hay doanh nghiệp nào mở quá nhiều công ty vì không quản lý nổi, không mang lại hiệu quả thực sự trừ khi có động cơ khác. Như bà Trương Mỹ Lan thuê gần cả ngàn người để lập các công ty khác nhau, cố tình lừa đảo hay để lách luật, che giấu những hành vi mờ ám của mình. "Thủ đoạn của bà Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát không mới nhưng để vay được vốn từ ngân hàng thì chắc chắn phải có sự tiếp tay từ bên trong, sự tiếp tay của cả giám sát của Ngân hàng Nhà nước mà công an đã công bố cụ thể những kẻ tiếp tay, đồng phạm", Luật sư Đức chia sẻ thêm.

Cùng quan điểm, TS Nguyễn Hữu Huân - trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết qua các thủ đoạn tinh vi của nhóm Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện là không mới như thành lập công ty ma, thuê người đứng tên tài sản thế chấp, định giá tài sản cao để vay cao…  Nhưng cơ quan chức năng khó có thể phát hiện, nhất là khi một cá nhân, tổ chức đã kiểm soát toàn bộ hoạt động của ngân hàng như bà Trương Mỹ Lan với SCB. Để phát hiện những thủ đoạn gian lận nhằm rút tiền từ ngân hàng qua các hợp đồng vay như trên, ông Nguyễn Hữu Huân cho rằng cơ quan chức năng cần ứng dụng công nghệ AI vào quản lý để phát hiện sớm những bất thường trong hoạt động ngân hàng. Thay vì như hiện nay chỉ sử dụng con người đi thanh, kiểm tra chi nhánh ngân hàng thì sẽ khó phát hiện khi hồ sơ đó được tất toán chuyển sang vay chi nhánh khác. Hay việc sử dụng hệ sinh thái công ty ma, thuê, nhờ người đứng tên được công nghệ quét hỗ trợ cũng sẽ giúp cơ quan chức năng dễ phát hiện hơn.

Cả đoàn thanh tra nhận tiền của SCB, người ít 100 triệu, người nhiều 118 tỉ

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap