Bà Samantha Burgess,áiđấtvừavượtcộtmốccóthểdẫnđếnhậuquảtaihạphim xet Phó giám đốc Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), ngày 19.11 viết trên mạng xã hội X rằng nhiệt độ toàn cầu ngày 17.11 cao hơn 1,17 độ C so với mức trung bình giai đoạn 1991-2020, theo tờ The Washington Post.
Dựa trên mức độ nóng lên do con người gây ra trong thời kỳ 1991-2020, điều đó có nghĩa là nhiệt độ trung bình toàn cầu ngày 17.11 cao hơn 2,06 độ C so với thời kỳ tham chiếu tiền công nghiệp 1850-1900, theo bà Samantha.
Ước tính về độ ấm toàn cầu đến từ một mô hình châu Âu sử dụng những loại quan sát trong dự báo thời tiết và ước tính điều kiện khí hậu toàn cầu gần như theo thời gian thực. Những quan sát trực tiếp do các nhà khoa học sẽ thu thập và kiểm tra trong những tuần tới có thể sớm xác nhận độ ấm kỷ lục nói trên.
Việc độ ấm toàn cầu vượt mức 2 độ C trong ít nhất một ngày diễn ra sau khi nhiệt độ toàn cầu lập kỷ lục trong các tháng 7, 8, 9 và 10. Dữ liệu của Copernicus cho thấy xu hướng này vẫn được duy trì cho đến tháng 11.
Nghịch lý: Cắt giảm ô nhiễm lại làm nóng hành tinh?
Một số phân tích được công bố trong tháng này cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu vào năm 2023 có thể sẽ cao hơn mức thời tiền công nghiệp từ 1,3 đến 1,4 độ C. Các nhà khoa học về khí hậu dự đoán rằng tình trạng nóng lên toàn cầu kéo dài ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp có thể gây những tác động khó lường cho xã hội, làm đảo lộn các nền kinh tế cũng như hệ thống chính trị.
Sự nóng lên của trái đất dự kiến sẽ chỉ tăng tốc trong những tháng tới do hiện tượng El Nino ngày càng sâu sắc, theo The Washington Post.