Đọc nhiều bài viết chê bai nhân viên Gen Z mắc bệnh ảo tưởng,ấtvôlýkhibắtnhânviênGenZphảinhịnnhụcphụctùzalo đòi hỏi, tôi thấy đa phần các ý kiến đều là của những người thuộc thế hệ trước. Chỉ có những bậc cha mẹ có con cái thuộc Gen Z hay Gen Alpha mới hiểu được cách cư xử, phản ứng mà người ta hay xem là "bật lại" của người trẻ ngày nay có nguyên nhân từ đâu? Còn những người không có con cái trong độ tuổi này sẽ khó có thể hiểu được, dẫn đến quan niệm cho rằng Gen Z khó hòa hợp trong công việc.
Tôi thuộc thế hệ đầu 7X. Cách đây 31 năm, tôi bắt đầu đi làm cho công ty sản xuất và kinh doanh phụ liệu thời trang. Khoảng ba, bốn tháng đầu khi mới vào làm, công việc chính của tôi là dọn kho, bốc vác... Trải qua 10 năm làm việc mệt mài, tôi cũng có thành quả cho riêng mình. Nếu bây giờ mà bảo quay lại làm những công việc thời đầu ấy, chắc tôi không thể làm được. Vì giờ mỗi công việc đã được phân chia cho từng nhóm lao động, tùy vào thời điểm và hoàn cảnh. Vậy tại sao phải bắt các em trẻ phải làm những thứ không đúng chuyên môn đó?
Tôi có hai con trai thuộc thế hệ đầu Gen Z. Việc dạy bảo con cái không phải là mang những thứ khổ cực của thời bố mẹ từng trải qua ngày trước để bắt các con làm theo. Tại sao phải lấy chuyện quá khứ để nhồi vào não thế hệ trẻ làm gì? Trong khi bộ não của chúng cần thu nạp những cái cần thiết, phù hợp với thời đại hơn.
Nói về câu chuyện tuyển dụng nhân sự Gen Z bây giờ, tôi xin chia sẻ về công ty FDI sản xuất hàng điện tử mà mình từng làm việc trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2014. Hiện nay, công ty mới được chuyển giao cho một nhà đầu tư khác. Họ đang tuyển dụng hàng loạt các kỹ sư thuộc Gen Z theo kế hoạch hoạt động mới. Vậy nếu Gen Z chỉ toàn có các thái độ tiêu cực thì tại sao họ lại tuyển Gen Z mà không tuyển các thế hệ khác?
>> Bệnh ảo tưởng, đòi hỏi của nhiều nhân sự Gen Z
Nhiều người chỉ trích Gen Z thiếu nhiệt huyết trong công việc, hết giờ làm là nghỉ, không nhận việc ngoài giờ... Nhưng công ty hoạt động chuyên nghiệp sẽ luôn tuân thủ theo luật lao động với những nội dung đã ký trong hợp đồng lao động. Mỗi người làm việc đều có bản mô tả công việc rõ ràng, được cập nhật đầy đủ theo bộ tiêu chuẩn của mỗi phòng ban.
Ngoài giờ làm việc, nếu cấp quản lý yêu cầu tăng ca để giải quyết việc, thì bản thân nhân viên có toàn quyền quyết định làm hay không? Còn trong giờ làm việc, nhân viên được giao công việc mà không đáp ứng được yêu cầu thì cấp quản lý sẽ có quyền nhận xét, đánh giá gửi về cho HR mỗi khi tái ký hợp đồng. Làm việc chuyên nghiệp là phải có nguyên tắc rõ ràng như vậy, giờ nào làm việc, lúc nào là thời gian dành cho bản thân, gia đình, chứ không phải cứ đòi hỏi phải cống hiến cho công ty bất kể giờ giấc.
Nguyên tắc làm việc của tôi là cứ hết tám tiếng làm việc theo quy định là tôi ra về. Quản lý phòng ban của tôi là người nước ngoài, họ cũng ra về sau 30 phút từ khi kết thúc giờ làm việc. Công ty tôi không khuyến khích khối văn phòng ở lại làm thêm giờ, vì nó sẽ làm tăng chi phí nhiều thứ liên quan. Công ty chỉ khuyến khích công nhân ở dưới xưởng tăng ca để kịp tiến độ sản xuất khi có kế hoạch tăng sản lượng. Và tất nhiên người làm tăng ca sẽ được trả tiền phụ cấp rõ ràng.
Còn nếu bạn làm việc với một cấp quản lý luôn yêu cầu nhân viên phải giải quyết việc ngoài giờ thì tốt nhất là nên tìm bến đỗ mới, bất kể bạn có là Gen gì. Vì nếu làm việc ở đó lâu ngày, sớm muộn bạn cũng sẽ bị stress, khiến sinh hoạt của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng theo. Vậy có đáng?
Tóm lại, Gen nào cũng vậy, nguyên nhân chính dẫn đến thái độ làm việc không tốt cũng đều khởi nguồn từ giáo dục ngay trong mỗi gia đình. Thời tôi, nhiều công nhân làm việc dưới xưởng nhỏ hơn tôi 2-3 tuổi nhưng cử xử theo kiểu nói không nghe, thường xuyên chống đối, bật lại, thích làm thì làm. Vì trong suy nghĩ của họ, không làm nữa thì về nhà vẫn có cơm bố mẹ lo, nhà để ở. Thời đó mà được tiếp cận văn hóa như Gen Z bây giờ tôi nghĩ cách hành xử của họ còn khủng khiếp hơn.
Hung
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.